CÁCH XỬ LÝ ĐIỆN THOẠI BỊ VÔ NƯỚC BẰNG CÁCH ĐƠN GIẢN
Cấp cứu “dế yêu” bị vô nước
Máy giặt, nhà vệ sinh, tách trà, thời tiết sương mù... thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, đó lại là những thứ có thể làm ướt sũng chiếc điện thoại yêu dấu của bạn, làm bạn phải khóc ròng khi nó chỉ còn là một khối kim loại vô hồn đầy nước.
|
Nước là kẻ thù số một của điện thoại hay các thiết bị điện tử khác. |
Nếu bạn lỡ tay đánh rơi chiếc điện thoại yêu quý của mình vào bồn tắm, trừ khi bạn đang sử dụng một chiếc điện thoại có tính năng chống nước thì có thể không cần quan tâm đến bài hướng dẫn này, còn không thì cũng đừng vội hoảng sợ! Hãy làm theo các bước sau đây và bạn sẽ có cơ hội đem lại sự sống cho chiếc smartphone bị chết đuối. Và đừng quên kiểm tra danh sách dưới đây để biết những gì không nên làm.
Những điều cần làm
Tháo rời điện thoại ra sẽ giúp làm khô điện thoại hiệu quả hơn, nhưng làm như thế thiết bị sẽ không còn được bảo hành. Thường bạn phải có dụng cụ chuyên dụng và nếu không cẩn thận có thể làm hư điện thoại. Do đó bạn không nên thực hiện việc này. Trái lại, hãy làm theo những bước sau đây:
1. Trước hết bạn phải tức khắc lấy điện thoại ra khỏi nước. Để điện thoại ngâm trong nước càng lâu sẽ càng làm tăng nguy cơ bị hư hoàn toàn.
2. Đừng thử xem điện thoại còn hoạt động hay không và cũng đừng nhấn vào nút nào, vì làm như thế có thể làm nước thấm sâu vào máy.
3. Trong mọi trường hợp, việc tốt nhất phải làm ngay là tháo pin ra để ngắt nguồn điện tránh làm thiết bị bị chập mạch.
4. Nếu điện thoại của bạn có pin gắn liền trong máy như iPhone hay Nokia Lumia, bạn không thể tháo pin ra. Trong trường hợp này, bạn phải thật cẩn thận và thực hiện tiếp các bước sau.
5. Hãy gỡ bỏ các thiết bị ngoại vi và phụ tùng trên điện thoại như bao bảo vệ hay ốp lưng.
6. Lấy thẻ SIM và thẻ nhớ ra, mở các cổng hay nắp đậy để điện thoại được thông gió hơn.
7. Lau khô mọi thứ bằng khăn lông kể cả phần ngoài của điện thoại, phải cẩn thận không cho nước nhiễu vào các khe hở của điện thoại.
8. Ngay cả khi mọi thứ đều khô, cũng còn có thể có hơi nước đọng lại trong máy phải được làm khô trước khi bật điện thoại lên. Một cách khắc phục thường dùng nhất là vùi điện thoại bị sũng nước trong một bát gạo khô. Các chất hút nước như gạo có thuộc tính hút ẩm giúp hấp thu hơi nước.
9. Khi thấy điện thoại khô hẳn, hãy lắp pin vào và thử bật điện thoại lên. Chúc bạn may mắn!Bạn cũng có thể dùng gói silica gel (loại thường để chống ẩm cho các thiết bị điện tử) để có hiệu quả hơn. Hãy đặt điện thoại trong túi kín khí và phủ kín bằng chất hút ẩm. Để lâu khoảng 24 - 48 giờ để hơi nước được hút hết khỏi điện thoại. Nếu thích xài sang, bạn có thể mua túi kín khí có lót silica thiết kế đặc biệt để hút ẩm.
Những điều không nên làm
1. Hong khô điện thoại bằng máy sấy:
Nhiều người cho rằng phương pháp nhanh nhất để làm khô điện thoại bị ướt là dùng máy sấy tóc hay sấy bằng các công cụ khác. Phương pháp này sẽ giúp làm bốc hơi tất cả hơi nước còn đọng lại trong máy, nhưng máy cũng có thể bị nguy cơ quá nóng làm hư linh kiện bên trong.
Trường hợp máy bị ướt nước quá nhiều, hơi nước không thể hong khô hết được mà có thể đọng lại nơi khác trong điện thoại, bạn không nên dùng phương pháp trên vì khá nguy hiểm.
2. Đóng băng điện thoại trong tủ lạnh:
Một phương pháp khác thường được khuyên áp dụng là để điện thoại trong ngăn kết đông, bọc điện thoại trong khăn giấy để tránh bị hư do kết đông. Người ta cho rằng tính dẫn điện của nước được giảm thiểu khi ở gần nhiệt độ kết đông sẽ giúp điện thoại không bị chập mạch khi sử dụng.
Tuy nhiên, đây không phải là một giải pháp lâu dài, vì ngay sau khi đá được rã đông, bạn lại lâm vào tình trạng cũ, nếu không muốn nói là trầm trọng hơn. Trong khi thực hiện việc này bạn cũng có thể làm hư màn hình của điện thoại. Đây là phần linh kiện rất dễ bể của điện thoại, bạn không nên liều thử sửa chữa tạm thời mà không biết hiệu quả sẽ ra sao.
3. Lưu ý khi lau điện thoại bằng tăm bông:
Trường hợp máy bị vô nước ít hơn, có người dùng chỉ lau khô phần ngoài, đặc biệt chú ý vào các chỗ hở như lỗ cắm tai nghe và cổng USB. Bạn nên ngoáy nhẹ vào các chỗ hở này bằng que tăm bông. Thọc que vào điện thoại là hơi liều, nhưng nguy cơ lớn nhất là các mảnh bông vụn bị thấm nước có thể kẹt lại trong điện thoại và có thể làm hư các bộ phận bên trong.
4. Sạc điện thoại để bay hơi nước:
Một đề nghị khác là sạc điện thoại quá thời gian cần thiết để hơi nóng tích tụ dần dần mà không bị thừa, nhưng phương pháp này rất nguy hiểm vì bạn đang cho dòng điện chạy qua mạch điện bị ướt.
5. Dùng lò vi sóng để làm khô:
Chắc hẳn là có bạn sẽ thắc mắc liệu có thể làm khô điện thoại bằng cách để vào lò vi sóng. Hãy nhớ rằng hoàn toàn không nên làm việc này.
Coi chừng bị gỉ sét
Nếu bạn cứu sống được chú “dế yêu”, xin chúc mừng! Nhưng bạn có thể không thắng hoàn toàn được trận chiến với Thần Chết của máy. Phần kim loại bên trong điện thoại một khi đã tiếp xúc với nước sẽ có thể bị gỉ mòn sau này.
Thợ sửa chữa điện thoại chuyên nghiệp có thể chống gỉ bằng cách lau chùi sạch bo mạch bằng cồn. Nhưng bạn không nên tự thử cách này. Trong nhiều trường hợp, điện thoại của bạn cũng sẽ sớm bị hư.
Thời gian bảo hành vẫn còn hiệu lực?
Hãy kiểm tra vạch chỉ thị tiếp xúc chất lỏng LCI (liquid contact indicator) trong điện thoại. Đó là một nhãn dính màu trắng mà khi bị dính nước sẽ trở thành màu đỏ. Các hãng sản xuất dán nhãn LCI lên sản phẩm để dùng làm thử nghiệm giấy quỳ khi xét điều kiện bảo hành. Trong hầu hết các trường hợp, hãng sản xuất có thể từ chối không sửa chữa hay thay thế điện thoại cho bạn nếu nhãn LCI đã bị tác dụng đổi màu.
Dù nhãn LCI có đổi màu hay không, bạn cũng nên liên hệ với hãng sản xuất xem họ có thể giúp gì không. Đó là giải pháp dài hạn, nhưng nếu bạn cần ngay điện thoại (hay dữ liệu trong điện thoại), bạn sẽ phải làm khô theo cách đã trình bày ở trên trước khi cố dùng nó.Vị trí nhãn LCI khác nhau tùy loại điện thoại, và các hãng sản xuất ngày nay thường dấu nhãn LCI này để khách hàng khỏi táy máy.
Có thể nói, việc để điện thoại di động dính nước hoặc vô tình “đi bơi” là một trong những tai nạn phổ biến nhất mà người sử dụng hay gặp phải. Có khá nhiều minh chứng cho điều này, từ việc cầm điện thoại vào nhà tắm rồi tuột tay đánh rơi trong bồn rửa mặt, cho đến việc… đãng trí để quên trong túi quần và sau đó mang đi giặt.Ai cũng biết, đồ điện tử rất “dị ứng” khi gặp nước và nguy cơ bị hỏng rất cao. Bởi vậy, khi đứng trước những hoàn cảnh nói trên, đa phần nạn nhân đều xác định tinh thần chia tay với chú “dế” cũ và chuẩn bị sẵn sàng để tậu về một em “mô-bai” mới cứng.Hiển nhiên, chế độ bảo hành của các hãng điện thoại đều không hỗ trợ nếu sản phẩm bị rơi xuống nước. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh bởi vì mọi chuyện vẫn còn có hy vọng. Cần phải khẳng định rằng: việc cứu sống chiếc điện thoại di động cần phải thật kiên nhẫn, bình tĩnh và làm đúng quy tắc.Đầu tiên, việc bạn cần làm là “di dời” chú dế thân yêu ra khỏi hiện trường tai nạn và đưa đến chỗ khô ráo. Sau đó, ngay lập tức tháo pin ra khỏi máy. Chú ý rằng, bạn không nên cố gắng bật máy để kiểm tra tình trạng “sống chết” bởi lẽ, nếu để nước tiếp xúc với nguồn điện khi các linh kiện hoạt động, quá trình điện phân sẽ diễn ra và làm hỏng các thiết bị trên bảng mạch cũng như linh kiện nằm trong máy điện thoại.Tiếp theo, hãy tháo sim ra khỏi điện thoại. Đối với những người có thói quen lưu địa chỉ và danh sách liên lạc trong SIM, việc này còn mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sau khi tháo SIM ra khỏi máy, bạn có thể “hồi sinh” cho nó bằng cách lau khô hoặc phơi dưới ánh năng mặt trời. Nên nhớ rằng, SIM dễ cứu sống hơn so với điện thoại rất nhiều, và hãy chuẩn bị tinh thần để bước vào giai đoạn khó khăn nhất: Làm khô điện thoại.“Làm khô điện thoại càng nhanh bao nhiêu, cơ hội sống sót của chú dế yêu dấu sẽ tăng lên bấy nhiêu” – Hãy ghi nhớ điều này.Thao tác cơ bản đầu tiên bạn nên làm là “lắc” chiếc điện thoại của mình vài ba lần để nước trong đó có thể rơi ra càng nhiều càng tốt. Sau đó, sử dụng khăn để lau qua và giấy ăn để thấm nước cho điện thoại. Đối với những khe kẽ nhỏ hoặc chỗ không thể với đến bằng tay, hãy sử dụng tăm bông ngoáy tai hoặc tăm có cuộn bông gòn ở đầu để dễ luồn lách và hút hết nước còn sót lại.Sau đó, biện pháp an toàn nhất là để điện thoại nơi khô ráo trong vòng vài ngày để nước tự biến mất và sau đó lắp lại pin và SIM để kiểm tra tình hình máy. Tuy nhiên, cách làm này cũng mắc phải khuyết điểm là dễ khiến cho máy bị gỉ hoặc chủ nhân không yên lòng vì phải đợi quá lâu. Bởi vậy, một biện pháp khác có thể giúp cho máy khô nước nhanh là đặt vào trong một chiếc khay có chứa hạt hút ẩm (hay thấy trong các gói bánh kẹo) hoặc gạo.Bên cạnh đó, hãy nhớ rằng bạn TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG các thiết bị như: máy sấy tóc, lò vi sóng hay đặt dưới ánh nắng mặt trời, bóng đèn dây tóc để làm khô điện thoại? Lý do? Sức nóng từ các nguồn nói trên sẽ làm nước bay hơi, tuy nhiên cũng có thể làm nóng linh kiện và chảy các mối hàn ở trong bảng mạch. Do đó, tuyệt đối không nên dùng các thiết bị như vậy.Sau giai đoạn làm khô, hãy thử vận may và xem điện thoại của mình có hoạt động bình thường hay không. Nếu máy khởi động và màn hình sáng, xin chúc mừng bạn. Tuy nhiên, nếu vẫn nhận thấy màn hình mờ, lập tức ngừng ngay việc sử dụng điện thoại di động vì đó là dấu hiệu của việc hơi ẩm vẫn còn sót lại trong máy. Lúc này, việc cần làm là tiếp tục đặt điện thoại vào trong khay gạo hoặc hạt hút ẩm và kiên nhẫn chờ đợi.Ngược lại, nếu "dế yêu" vẫn bất động hoặc xuất hiện đường kẻ chằng chịt trên màn hình, hãy mang đến bảo hành hoặc dịch vụ sửa chữa để "cầu cứu", hoặc chuẩn bị tinh thần để đón "dế mới". Hy vọng rằng, qua những biện pháp nho nhỏ trên đây, độc giả có thể “cứu nguy” được cho những chiếc dế thân yêu của mình nếu chẳng may bị dính nước.
Cách xử lý điện thoại di động rơi xuống nước
Tuy nhiên, chỉ cần chút kiên nhẫn và vài thủ thuật nhỏ, bạn có thể không cần phải mang điện thoại không may dính nước đến trung tâm bảo hành hay sắm một chú “dế” mới. Dưới đây là một số hướng dẫn đơn giản mà bạn có thể thực hiện nếu không may gặp tình cảnh này:
Rút ngay nguồn điện. Đừng quên tháo SIM. Tận dùng mọi cách để làm khô “dế” nhanh nhất. Nếu di động rơi vào nước muối. Không được dùng máy sấy tóc để làm khô “dế”. Mobile bị vô nước & cách giải quyết
1. Lấy điện thoại ra khỏi nước càng nhanh càng tốt. Hầu hết điện thoại có nắp nhựa đậy khá chặt. Mất khoảng 20 giây để nước chui qua nắp và vào bên trong. Vì vậy, ngay lập tức lấy điện thoại ra khỏi nước. Trong trường hợp xấu nhất, điện thoại bị mắc kẹt hay đại loại như thế, hãy xem ít nhất bạn có thể tháo pin ra được hay không, điều đó sẽ ngăn đoản mạch. |